Tư vấn miễn cước
1800
1175
Giỏ hàng
Bạn đang tìm hiểu về đông trùng hạ thảo và muốn biết khi nào nên và không nên sử dụng? Đông trùng hạ thảo nổi tiếng với nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe, nhưng không phải ai cũng phù hợp để sử dụng. Bài viết này sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc "Khi nào không nên uống đông trùng hạ thảo" và cung cấp những thông tin cần thiết để bạn đưa ra quyết định đúng đắn cho bản thân và gia đình.
Dù đông trùng hạ thảo mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng không phải ai cũng nên sử dụng. Có một số trường hợp cần đặc biệt lưu ý:
Theo nghiên cứu, một số thành phần trong đông trùng hạ thảo có chứa các hoạt chất có tác dụng kích thích tử cung co bóp. Bên cạnh đó, trong 3 tháng đầu thai kỳ, tử cung của thai phụ rất nhạy cảm, do đó, việc sử dụng đông trùng hạ thảo trong thời điểm này có thể làm tăng nguy cơ sảy thai.
Chưa kể, đông trùng hạ thảo cũng có thể gây ra các triệu chứng khó chịu khác như: buồn nôn, nôn hoặc tiêu chảy ở mẹ bầu. Các triệu chứng này không chỉ khiến thai phụ mệt mỏi, suy nhược mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của cả thai nhi.
Phụ nữ có thai hoặc cho con bú nên thận trọng khi sử dụng đông trùng hạ thảo
Đối với phụ nữ đang cho con bú, đông trùng hạ thảo cũng có thể đi qua sữa mẹ và được hấp thụ vào trẻ sơ sinh. Các chất dinh dưỡng trong dược liệu này có thể có lợi cho sức khỏe của trẻ sơ sinh, nhưng cũng có thể gây ra nhiều tác dụng phụ như: dị ứng, rối loạn tiêu hóa, tăng hoạt động của hệ thần kinh trung ương,...
>>>Xem thêm: [Hỏi - đáp] Sau sinh dùng đông trùng hạ thảo được không?
Người bị rối loạn đông máu không nên uống đông trùng hạ thảo vì có thể làm tăng nguy cơ chảy máu, đặc biệt là ở những vị trí nhạy cảm như tim, phổi, não,... Các triệu chứng chảy máu có thể bao gồm chảy máu cam, chảy máu răng, chảy máu trong tim, não, phổi hoặc chảy máu kinh nguyệt nhiều.
Người gặp vấn đề rối loạn đông máu nên cân nhắc khi sử dụng đông trùng hạ thảo
Nguyên nhân được xác định bởi 2 hoạt chất Cordycepin và Adenosine trong đông trùng hạ thảo. Cụ thể, Cordycepin có tác dụng ức chế hoạt động của tiểu cầu, khiến giảm khả năng công máu. Còn Adenosine có khả năng giãn mạch, làm tăng lưu lượng máu, từ đó giảm nguy cơ hình thành các cục máu đông.
Vì thế, những người bị rối loạn đông máu là câu trả lời phù hợp cho những ai đang quan tâm “khi nào không nên uống đông trùng hạ thảo”. Nếu vẫn muốn sử dụng, người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn về liều lượng và cách sử dụng đúng đắn.
Người bị cao huyết áp không nên uống đông trùng hạ thảo bởi:
Người bị cao huyết áp cần tránh sử dụng đông trùng hạ thảo
Đông trùng hạ thảo có khả năng kích thích hệ miễn dịch hoạt động mạnh hơn. Điều này được ví như một con dao 2 lưỡi vì chúng có thể khiến bệnh tự miễn trở nên nghiêm trọng hơn.
Một số bệnh tự miễn không nên sử dụng đông trùng hạ thảo bao gồm:
Khi đang sử dụng thuốc đặc trị, người bệnh không nên ăn hoặc uống đông trùng hạ thảo. Bởi, dược liệu này có thể tương tác với một số thành phần trong thuốc, gây ra nhiều tác dụng phụ không mong muốn, khó lường trước được.
Vì vậy, người đang sử dụng thuốc cần cân nhắc và tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng đông trùng hạ thảo dưới bất kỳ hình thức nào.
Nếu đang thắc mắc “khi nào không nên uống đông trùng hạ thảo”, thì trẻ em dưới 5 tuổi chắc chắn là câu trả lời thích đáng.
Hệ tiêu hóa ở trẻ dưới 5 tuổi thường chưa hoàn thiện, chưa đủ khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng trong đông trùng hạ thảo. Mặt khác, một số nghiên cứu cho thấy, các chất dinh dưỡng trong đông trùng hạ thảo có thể gây ra một vài tác dụng phụ như dị ứng, tăng huyết áp, tăng nhịp tim, tăng hoạt động của hệ thần kinh trung ương của trẻ.
Cha mẹ nên cân nhắc kỹ lưỡng trước khi cho trẻ dưới 5 tuổi sử dụng đông trùng hạ thảo
Ngoài ra, những người đang sốt, có vết thương hở, bị rối loạn nhịp tim hoặc các bệnh cấp tính liên quan đến tim mạch cũng nên hạn chế sử dụng đông trùng hạ thảo. Nếu vẫn muốn sử dụng, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn về liều lượng và cách sử dụng phù hợp.
>>>Xem thêm: Đông trùng hạ thảo uống trước hay sau ăn? Khi nào tốt?
||Bạn có biết: Đông trùng hạ thảo ăn chay được không?
Sử dụng đông trùng hạ thảo không đúng cách hoặc đối với một số đối tượng có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn. Dưới đây là một số tác dụng phụ có thể xảy ra khi sử dụng đông trùng hạ thảo:
||Lưu ý: Các tác dụng phụ trên thường xảy ra khi sử dụng đông trùng hạ thảo với liều lượng quá cao hoặc không phù hợp. Để tránh các tác dụng phụ không mong muốn, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng đông trùng hạ thảo, đặc biệt là khi bạn đang sử dụng bất kỳ loại thuốc nào khác hoặc có tiền sử bệnh lý.
Các yếu tố ảnh hưởng đến tác dụng phụ:
Để sử dụng đông trùng hạ thảo an toàn và hiệu quả, dưới đây là một số khuyến cáo cụ thể mà bạn nên lưu tâm:
Nên chế biến đông trùng hạ thảo cùng các món ăn giàu dinh dưỡng
Nhìn chung, đông trùng hạ thảo là một loại thảo dược quý nhưng cần sử dụng đúng cách, đúng đối tượng để đảm bảo an toàn và hiệu quả. Và, đừng quên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia y tế trước khi sử dụng “thứ vàng mười dãy Himalaya” này nhé!
Trên đây là toàn bộ thông tin lý giải khi nào không nên uống đông trùng hạ thảo và những lưu ý cần biết. Hy vọng qua bài viết này, bạn đã hiểu rõ hơn về đông trùng hạ thảo. Nếu muốn tìm hiểu sâu hơn, hãy truy cập Đông Trùng Hạ Thảo Thái Minh để tham khảo các bài viết bổ ích khác!
Nguồn bài viết: Tổng hợp
||Tham khảo bài viết khác:
3.100.000đ
Hộp 5 lọ x 30 viên tặng 1 Nấm sấy khô
4.9 / 110 đánh giá
1.080.000đ
6 hộp x 20 gói trà
1.800.000đ
10 hộp x 20 gói trà
900.000đ
Lọ 30 gram
1.400.000đ
Lọ 50 gram